Ta thừa và thiếu những gì?

Các nhà xã hội học TrungQuốc đã cho tổng hợp tất cả những điều chưa hay của cả người dân TrungHoa ở chính quốc và Hoa kiều mà thế giới đã nhận xét để cho toàn dân tộc trong tiến trình đổi mới đất nước mình! Họ không hề ngại vạch áo cho người xem lưng mà chỉ cốt sao phát huy cái hay, khắc phục cái dở. Còn tất nhiên không phải tất cả những nhận xét của thiên hạ về chúng ta đều đúng và càng không phải vì họ phê bình đúng mà chúng ta thấy họ sai, cần nhận thức ra quy tắc biện chứng của phê bình và tự phê bình như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi“. Vậy ta nên tự phân tích vài điểm để rút kinh nghiệm:

Chúng ta rất cần cù lao động nhưng nhiều khi sinh ra tâm lý thích hưởng thụ. Phải thừa nhận rằng tinh thần ham làm chịu khó của dân ta đáng khâm phục, vừa làm nhà nước vừa làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập đến nỗi nhiều khách quốc tế cứ tròn mắt mà nghe những anh tài xích lô dịch thuật làu làu, hoặc các vị bơm vá xe góc đường bình giảng triết học. Nhưng tư tưởng tận hưởng cuộc đời đáng lên án. Nhẹ thì lấy của gia đình ra tiêu pha, mua sắm (con cái vợ chồng đi xuất khẩu lao động cực nhọc lăn lộn nơi đất khách quê người tích cóp gửi về từng đồng, ai dè người ở nhà vung ra mua xe đắt, tậu vợ bé, đi bia ôm, hút hít). Nặng hơn là lấy mỡ ta rán ta (có được mảnh đất cha ông để lại gặp giá cao bán tống bán tháo, bao nhiêu vàng đổ dốc ra ăn chơi du lịch lên đời). Tồi tệ nữa là vay nóng tiêu xả láng (tiền xóa đói giảm nghèo thì dùng sắm đồ đạc, hưởng thụ mùi đời lao vào cờ bạc cho nghèo thêm) và đáng lôi ra pháp trường nhất là tội lạm dụng quyền chức tham ô hối lộ, đục khoét công quỹ, biếu xén, chơi bời sa đọa, ném tiền của nước, của dân xuống sông xuống biển hoặc phân phát cho họ hàng gần xa. Thật đúng một số con sâu đang làm rầu nồi canh?

Chúng ta thông minh khéo léo sáng tạo song chưa biết cách phát huy! Những năm chiến tranh, quân dân ta đã phải chấp nhận thử thách khốc liệt và vì hoàn cảnh cho nên mọi nguy cấp gay cấn bế tắc đều có cách vượt qua, nhiều công trình sáng kiến kỹ thuật lóe sáng khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc thán phục như sự kiện cải tiến SAM2 hạ B52. Đến thời hòa bình và ổn định, công nghiệp nặng, hàng tiêu dùng, công nghệ cao của ta vẫn ì ạch tụt hậu thua kém so với khu vực và châu lục. Lại nữa, trong các kỳ thi toán, lý, kỹ thuật máy tính, thí sinh ta có kỹ năng kỹ xảo trên tài cả những nước có nền công nghiệp hiện đại (mới đây những kỳ thi tự động hóa và rô bết ta đều giật giải cao) thế mà ngay trong nước, nhiều phát minh sáng chế chưa có đất dụng võ, thậm chí muốn được công nhận bằng sáng chế còn lận đận hơn cả quá trình nghiên cứu. Rồi số phận thương hiệu hàng Việt Nam bị chèn ép trên trường quốc tế, ngay chất lượng hàng nội cũng chưa thật ổn định. Ta chưa có kế hoạch tổng thể phát triển đồng bộ, ví dụ điển hình nhất là một năm vài lần công cuộc đào lên lấp lại cái vỉa hè phố phường cứ diễn ra liên tục, có khi chỉ cách nhau đầu tháng, cuối tháng!?

Ham học hỏi, tiếp thu nhanh nhưng vì cố gắng lo bằng cấp lấy địa vị và việc làm nên kiến thức mấp mô không cơ bản! Cần phải nhìn nhận đánh giá một cách công bằng rằng, thế hệ cha anh chúng ta vừa cầm bút vừa cầm súng mà vẫn học giỏi. Hiện nay thừa đủ điều kiện và mặc dù lớp trẻ vẫn có nhiều cá nhân thật sự xuất sắc, nhưng phương pháp giáo dục đang vướng mắc rất nhiều vấn đề khiến cho đa phần người học không kham nổi kiến thức, bèn quay sang học hình thức. Chương trình giáo dục cải cách liên tục mà vẫn vòng vo bất cập, chưa bao giờ ngừng tranh cãi, cuối cùng thì học trở thành gánh lo cho hầu hết các gia đình. Số lượng người có học hàm học vị ở ta hiện nay đứng đầu Đông Nam Á (trên cả Thái Lan là nước phát triển vượt ta 15 năm) vậy mà chất lượng yếu kém vì vô số những học giả – bằng thật, học thật- bằng giả và học giả – bằng giả lẫn lộn, cốt chỉ lấy mác cất nhắc. Hơn nữa, thay vì đóng góp, cống hiến thêm nhiều công trình trí tuệ, thì nhiều học hiệu kiên quyết đóng băng ngay sự nghiệp nghiên cứu để tự bảo tồn vĩnh viễn chức danh! Ngoài ra, thực tiễn cho thấy người có tài rất ham mê làm chuyên môn, thời gian nghiên cứu còn không đủ sức đâu học thêm lấy nhiều bằng của nhiều ngành khác nhau cùng lúc? Và dù tậu mấy bằng Đại học cũng không tích lũy được kinh nghiệm công tác vài năm để xin việc đúng chỗ con người. Cái vòng luẩn quẩn này dường như vẫn chưa thể tìm đường thoát.

Nhiều người hoang phí vô bổ vì sĩ diện hão hoặc muốn hơn đời. Chuyện này xem ra rất phổ thông, bơi nhan nhản những tấm gương ki cóp từng đồng, nhịn ăn nhịn mặc, sẵn sàng dốc túi ra tậu bộ xa lông mới, cưu mang cả đàn chó, chim, mèo cảnh hoặc đầu tư xây mộ tổ to đẹp hơn nhà hàng xóm cho bõ tức mắt. Đi lướt qua những quán bia, tiệm nhậu, nhà hàng đặc sản sẽ thấy la liệt đồ ăn thừa bỏ đi chẳng ai xót khi người nông dân cần cù chắt bóp từng hạt lúa củ khoai thúng rau mà vẫn không thể hiểu nổi tại sao chỉ vài cốc sủi bọt có thể đáng giá hàng tấn thóc giống? Ngay cả những khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam vẫn vét sạch sẽ đĩa xúp bình dân và chờ nửa tiếng để lấy lại 500 đồng tiền lẻ. Đặc biệt là những kẻ ham muốn nhờ trời làm giàu trong nháy mắt tạo ra những cuộc đỏ đen, cờ bạc, ăn thua luồn lách, gây náo động từng ngõ ngách xóm thôn phường xã. Thật không thể giải thích nổi tại sao người ta có thể nhịn ăn, không chữa bệnh, lờ đi tiền học của con cái để nhiệt tình dốc cả tháng lương nuôi một con đề ất ơ nào đó?

Trong hoàn cảnh khó khăn bần hàn, chúng ta rất đoàn kết tương thân tương ái nhưng khi điều kiện sông được nâng cao thì nhiều người lại có xu hướng quý trọng tiền bạc hơn tình cảm. Thủa khói lửa bom đạn, thời đói kém, lúc thiên tai, dịp giáp hạt khó khăn mới thấy hình ảnh bầu bí thương nhau rõ ràng đến mức nào. Đến khi đời sống khá lên, kinh tế ổn định, ý thức thị trường thâm nhập vào ngũ khiếu tâm can khiến cho người ta đề cao tinh thần tất cả quy ra thóc! Vì thế trong gia đình không thiếu chuyện con ép bố mẹ bán nhà đất chia tiền, phân công thời gian nuôi bố mẹ như nghĩa vụ lao động công ích, anh em lừa nhau lấy của cải, vợ chồng ly dị vì thừa kế, kết hôn theo hợp đồng để lấy đất… Nhiều kẻ kinh doanh tìm cách chèn ép, lừa cả thượng đê bằng hàng rởm, đồ kém chất lượng, chêm phụ gia, hóa chất đến vô lương tâm như phở phoóc môn, giò chả hàn the, nước mắm sông hồ, thịt gia cầm chết, đồ hộp quá đát, rau tưới thuốc trừ sâu, lạm dụng thuốc tăng trưởng… như thế chẳng hóa bao nhiêu thơm thảo bay đi hết cả. Ta có quỹ ủng hộ vì người nghèo, trợ giúp người khuyết tật nhưng phải làm sao cho mọi người bình thường đồng lòng chia sẻ ngọt bùi, thân ái tin tưởng lẫn nhau trong cuộc sống!

Chẳng nhẽ tinh thần kết đoàn của chúng ta chỉ thể hiện qua bài quốc ca ầm vang của hơn 4 vạn con người trong sân vận động thôi sao?

Theo :

Các nhà xã hội học TrungQuốc đã cho tổng hợp tất cả những điều chưa hay của cả người dân TrungHoa ở chính quốc và Hoa kiều mà thế giới đã nhận xét để cho toàn dân tộc trong tiến trình đổi mới đất nước mình! Họ không hề ngại vạch áo cho người xem lưng mà chỉ cốt sao phát huy cái hay, khắc phục cái dở. Còn tất nhiên không phải tất cả những nhận xét của thiên hạ về chúng ta đều đúng và càng không phải vì họ phê bình đúng mà chúng ta thấy họ sai, cần nhận thức ra quy tắc biện chứng của phê bình và tự phê bình như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi“. Vậy ta nên tự phân tích vài điểm để rút kinh nghiệm:

Chúng ta rất cần cù lao động nhưng nhiều khi sinh ra tâm lý thích hưởng thụ. Phải thừa nhận rằng tinh thần ham làm chịu khó của dân ta đáng khâm phục, vừa làm nhà nước vừa làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập đến nỗi nhiều khách quốc tế cứ tròn mắt mà nghe những anh tài xích lô dịch thuật làu làu, hoặc các vị bơm vá xe góc đường bình giảng triết học. Nhưng tư tưởng tận hưởng cuộc đời đáng lên án. Nhẹ thì lấy của gia đình ra tiêu pha, mua sắm (con cái vợ chồng đi xuất khẩu lao động cực nhọc lăn lộn nơi đất khách quê người tích cóp gửi về từng đồng, ai dè người ở nhà vung ra mua xe đắt, tậu vợ bé, đi bia ôm, hút hít). Nặng hơn là lấy mỡ ta rán ta (có được mảnh đất cha ông để lại gặp giá cao bán tống bán tháo, bao nhiêu vàng đổ dốc ra ăn chơi du lịch lên đời). Tồi tệ nữa là vay nóng tiêu xả láng (tiền xóa đói giảm nghèo thì dùng sắm đồ đạc, hưởng thụ mùi đời lao vào cờ bạc cho nghèo thêm) và đáng lôi ra pháp trường nhất là tội lạm dụng quyền chức tham ô hối lộ, đục khoét công quỹ, biếu xén, chơi bời sa đọa, ném tiền của nước, của dân xuống sông xuống biển hoặc phân phát cho họ hàng gần xa. Thật đúng một số con sâu đang làm rầu nồi canh?

Chúng ta thông minh khéo léo sáng tạo song chưa biết cách phát huy! Những năm chiến tranh, quân dân ta đã phải chấp nhận thử thách khốc liệt và vì hoàn cảnh cho nên mọi nguy cấp gay cấn bế tắc đều có cách vượt qua, nhiều công trình sáng kiến kỹ thuật lóe sáng khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc thán phục như sự kiện cải tiến SAM2 hạ B52. Đến thời hòa bình và ổn định, công nghiệp nặng, hàng tiêu dùng, công nghệ cao của ta vẫn ì ạch tụt hậu thua kém so với khu vực và châu lục. Lại nữa, trong các kỳ thi toán, lý, kỹ thuật máy tính, thí sinh ta có kỹ năng kỹ xảo trên tài cả những nước có nền công nghiệp hiện đại (mới đây những kỳ thi tự động hóa và rô bết ta đều giật giải cao) thế mà ngay trong nước, nhiều phát minh sáng chế chưa có đất dụng võ, thậm chí muốn được công nhận bằng sáng chế còn lận đận hơn cả quá trình nghiên cứu. Rồi số phận thương hiệu hàng Việt Nam bị chèn ép trên trường quốc tế, ngay chất lượng hàng nội cũng chưa thật ổn định. Ta chưa có kế hoạch tổng thể phát triển đồng bộ, ví dụ điển hình nhất là một năm vài lần công cuộc đào lên lấp lại cái vỉa hè phố phường cứ diễn ra liên tục, có khi chỉ cách nhau đầu tháng, cuối tháng!?

Ham học hỏi, tiếp thu nhanh nhưng vì cố gắng lo bằng cấp lấy địa vị và việc làm nên kiến thức mấp mô không cơ bản! Cần phải nhìn nhận đánh giá một cách công bằng rằng, thế hệ cha anh chúng ta vừa cầm bút vừa cầm súng mà vẫn học giỏi. Hiện nay thừa đủ điều kiện và mặc dù lớp trẻ vẫn có nhiều cá nhân thật sự xuất sắc, nhưng phương pháp giáo dục đang vướng mắc rất nhiều vấn đề khiến cho đa phần người học không kham nổi kiến thức, bèn quay sang học hình thức. Chương trình giáo dục cải cách liên tục mà vẫn vòng vo bất cập, chưa bao giờ ngừng tranh cãi, cuối cùng thì học trở thành gánh lo cho hầu hết các gia đình. Số lượng người có học hàm học vị ở ta hiện nay đứng đầu Đông Nam Á (trên cả Thái Lan là nước phát triển vượt ta 15 năm) vậy mà chất lượng yếu kém vì vô số những học giả – bằng thật, học thật- bằng giả và học giả – bằng giả lẫn lộn, cốt chỉ lấy mác cất nhắc. Hơn nữa, thay vì đóng góp, cống hiến thêm nhiều công trình trí tuệ, thì nhiều học hiệu kiên quyết đóng băng ngay sự nghiệp nghiên cứu để tự bảo tồn vĩnh viễn chức danh! Ngoài ra, thực tiễn cho thấy người có tài rất ham mê làm chuyên môn, thời gian nghiên cứu còn không đủ sức đâu học thêm lấy nhiều bằng của nhiều ngành khác nhau cùng lúc? Và dù tậu mấy bằng Đại học cũng không tích lũy được kinh nghiệm công tác vài năm để xin việc đúng chỗ con người. Cái vòng luẩn quẩn này dường như vẫn chưa thể tìm đường thoát.

Nhiều người hoang phí vô bổ vì sĩ diện hão hoặc muốn hơn đời. Chuyện này xem ra rất phổ thông, bơi nhan nhản những tấm gương ki cóp từng đồng, nhịn ăn nhịn mặc, sẵn sàng dốc túi ra tậu bộ xa lông mới, cưu mang cả đàn chó, chim, mèo cảnh hoặc đầu tư xây mộ tổ to đẹp hơn nhà hàng xóm cho bõ tức mắt. Đi lướt qua những quán bia, tiệm nhậu, nhà hàng đặc sản sẽ thấy la liệt đồ ăn thừa bỏ đi chẳng ai xót khi người nông dân cần cù chắt bóp từng hạt lúa củ khoai thúng rau mà vẫn không thể hiểu nổi tại sao chỉ vài cốc sủi bọt có thể đáng giá hàng tấn thóc giống? Ngay cả những khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam vẫn vét sạch sẽ đĩa xúp bình dân và chờ nửa tiếng để lấy lại 500 đồng tiền lẻ. Đặc biệt là những kẻ ham muốn nhờ trời làm giàu trong nháy mắt tạo ra những cuộc đỏ đen, cờ bạc, ăn thua luồn lách, gây náo động từng ngõ ngách xóm thôn phường xã. Thật không thể giải thích nổi tại sao người ta có thể nhịn ăn, không chữa bệnh, lờ đi tiền học của con cái để nhiệt tình dốc cả tháng lương nuôi một con đề ất ơ nào đó?

Trong hoàn cảnh khó khăn bần hàn, chúng ta rất đoàn kết tương thân tương ái nhưng khi điều kiện sông được nâng cao thì nhiều người lại có xu hướng quý trọng tiền bạc hơn tình cảm. Thủa khói lửa bom đạn, thời đói kém, lúc thiên tai, dịp giáp hạt khó khăn mới thấy hình ảnh bầu bí thương nhau rõ ràng đến mức nào. Đến khi đời sống khá lên, kinh tế ổn định, ý thức thị trường thâm nhập vào ngũ khiếu tâm can khiến cho người ta đề cao tinh thần tất cả quy ra thóc! Vì thế trong gia đình không thiếu chuyện con ép bố mẹ bán nhà đất chia tiền, phân công thời gian nuôi bố mẹ như nghĩa vụ lao động công ích, anh em lừa nhau lấy của cải, vợ chồng ly dị vì thừa kế, kết hôn theo hợp đồng để lấy đất… Nhiều kẻ kinh doanh tìm cách chèn ép, lừa cả thượng đê bằng hàng rởm, đồ kém chất lượng, chêm phụ gia, hóa chất đến vô lương tâm như phở phoóc môn, giò chả hàn the, nước mắm sông hồ, thịt gia cầm chết, đồ hộp quá đát, rau tưới thuốc trừ sâu, lạm dụng thuốc tăng trưởng… như thế chẳng hóa bao nhiêu thơm thảo bay đi hết cả. Ta có quỹ ủng hộ vì người nghèo, trợ giúp người khuyết tật nhưng phải làm sao cho mọi người bình thường đồng lòng chia sẻ ngọt bùi, thân ái tin tưởng lẫn nhau trong cuộc sống!

Chẳng nhẽ tinh thần kết đoàn của chúng ta chỉ thể hiện qua bài quốc ca ầm vang của hơn 4 vạn con người trong sân vận động thôi sao?

                                      Theo :Đỗ Hoàng GiangTạp chí Hà Nội ngàn năm (2006) .https://chungta.com/

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *